Mỗi người chỉ có một khuôn
mặt thật cho mình. Những phủ ngoài khuôn mặt thật ấy có thế là những tấm mặt nạ khác nhau. Điều này cũng tương tự vai diễn của các nhân
vật trong truyện. Họ che đậy rất thành công sự thật để nói điều người khác mong chờ.
mặt thật cho mình. Những phủ ngoài khuôn mặt thật ấy có thế là những tấm mặt nạ khác nhau. Điều này cũng tương tự vai diễn của các nhân
vật trong truyện. Họ che đậy rất thành công sự thật để nói điều người khác mong chờ.
Đóng nhiều vai khác nhau đôi lúc khiến cuộc sống thêm thú vị . Nhưng nếu cứ núp mình trong vai diễn ấy từ ngày này sang ngày khác thì bạn sẽ trở nên nhập vai . Thậm chí nguy hiểm hơn là nó sẽ thao túng bạn và làm dụng quyền để kiểm soát bạn, khiến cho bạn tự nhiên đánh mất đi con người thật vốn có của mình.

Con người thường có rất nhiều mặt nạ
Một trong những người bạn của tôi có kể lại rằng có lần người đó nối chuyện với một vị phó giám đốc của một tập đoàn khá lớn, ông ta nói rằng ông cảm thấy rất bực tức nếu như ông ta không được mời tham dự những sự kiện mà trước đây ông vẫn thường có mặt. vốn có tính bộc trực nên bạn tôi lập tức hỏi lại “ tại sao ông lại phải tỏ ra bực tức, trước đây người ta cũng không mời ông, người ta chỉ mời chức vụ của ông mà thôi”.
Thật vậy, nhầm lẫn giữa bản chất với chức vụ đang nắm giữ đang là chuyện phổ biến gặp được ở rất nhiều người. đằng sau những vai ta sắm chính là sự thật cùng những cảm xúc, suy nghĩ của riêng ra. Khi cái tôi của cá nhân càng mạnh mẽ thì bản thân chúng ta càng trở nên tự chủ hơn và có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn và tuân thủ với kỷ luật hơn.
Chẳng hạn trong một cuộc, mọi người – từ ban lãnh đạo cho tới các nhân viên đều say sưa ca ngợi một cuốn sách nào đó, bạn cảm thấy cuốn sách đó chẳng có cái gì hay ho cả , tuy nhiên liệu bạn có dám nói ra suy nghĩ thật của mình hay không hay chỉ im lặng và nhất trí với số đông ? đây cũng là một trong những ý nghĩa mà câu chuyện muốn hướng đến. Bản thân mỗi người đều cần phải hướng đến sự trung thực và thể hiện được rõ vai trò của mình.