Những lưu ý khi bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ

Rau củ quả là món ăn rất tốt trong thời kỳ ăn dặm của trẻ, chúng giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết giúp phát triển trí não và sức đề kháng. Tuy nhiên việc bảo quản và sử dụng rau củ quả sao cho tươi ngon và giữ được hàm lượng dinh dưỡng không phải ai cũng biết. Hãy cùng Diễn Đàn Mẹ và Bé đi chia sẻ những lưu ý khi bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ bằng hoa quả trong tủ lạnh nhé.

Lưu ý khi bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ

Khi bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ, cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng dưới đây để đồ ăn đảm bảo chất lượng tốt:

1. Quả bơ.

Bơ chưa chín tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh
Bơ chưa chín tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh

Bơ được xem là loại hoa quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hàng đầu, cực tốt cho quá trình phát triển trí não và sức đề kháng của trẻ.

Đây cũng được xem là món khoái khẩu mà nhiều trẻ em yêu thích bởi độ béo ngậy và thơm ngon hiếm có. Việc bảo quản bơ trong tủ lạnh các mẹ cũng cần phải lưu ý, với quả bơ đã chín thì chỉ nên bảo quản và dùng hết trong 2,3 ngày với tủ lạnh.

Còn với quả bơ chưa chín tuyệt đối không nên để trong tủ lạnh vì bơ sẽ không thể chín được mà thịt bơ sẽ cứng nguyên, ăn sẽ rất đắng không tốt cho sức khoẻ.

2. Khoai tây

Bảo quản khoai tây tốt nhất là để trong túi giấy ở nơi thoáng mát tránh độ ẩm cao
Bảo quản khoai tây tốt nhất là để trong túi giấy ở nơi thoáng mát tránh độ ẩm cao

Bảo quản khoai tây tốt nhất là để trong túi giấy ở nơi thoáng mát tránh độ ẩm caoKhoai tây để trong tủ lạnh sẽ làm cho chất bột trong khoai dần chuyển hoá thành đường nhanh chóng và mẹ sẽ cho bé ăn một củ khoai tây ngọt và nhiều sạn hơn.

Để bảo quản khoai tây tốt nhất các mẹ hãy để trong túi giấy ở nơi thoáng mát tránh độ ẩm cao là được.

3. Một số loại quả

Những loại hoa quả như nho, dưa ngọt, chuối và cam các mẹ không nên bảo quản trong tủ lạnh quá lâu
Không nên bảo quản trong tủ lạnh quá lâu các loại hoa quả như nho, dưa ngọt, chuối và cam

Những loại hoa quả như nho, dưa ngọt, chuối và cam các mẹ không nên bảo quản trong tủ lạnh quá lâu vì dễ làm hoa quả mất đi hàm lượng dinh dưỡng.

Khi để dưa ngọt cho vào tủ lạnh trước từ 2 đến 3 tiếng rồi ăn sẽ làm tăng độ ngon ngọt của nó. Còn với chuối chín khi để lâu trong tủ lạnh quả sẽ chuyển dần sang màu sẫm và vị ngọt sẽ giảm.

4. Dầu olive

Không nên bảo quản dầu trong tủ lạnh vì sẽ làm dầu ngưng tụ và đông cứng.
Không nên bảo quản dầu trong tủ lạnh vì sẽ làm dầu ngưng tụ và đông cứng.

Dầu olive chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cực tốt cho trẻ. Tuy nhiên không nên bảo quản dầu trong tủ lạnh vì sẽ làm dầu ngưng tụ và đông cứng.

Cách bảo quản tốt nhất là để trong trai kín và đặt ở nơi thoáng mát trên tủ bếp.

5. Các loại rau thơm.

Không để rau thơm trong tủ lạnh vì sẽ làm mùi vị của rau thơm thay đổi.
Không để rau thơm trong tủ lạnh vì sẽ làm mùi vị của rau thơm thay đổi.

Trừ khi bọc kín trong túi nilon hoặc hộp nhựa còn không đừng bao giờ để rau thơm trong tủ lạnh vì nó sẽ hấp thụ mùi thực phẩm khác sẽ làm mùi vị của rau thơm thay đổi.

6. Mật ong

Với trẻ nhỏ nên hạn chế dùng mật ong nhưng đây được xem là thực phẩm tăng cường sức đề kháng và chữa bệnh rất tốt.

Không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh vì vốn mật ong có hạn sử dụng là mãi mãi nếu để trong hộp kín. Nếu đặt mật ong trong tủ lạnh sẽ làm kết tủa đường làm giảm dinh dưỡng trong mật ong.

Không nên để mật ong trong tủ lạnh vì sẽ làm kết tủa đường làm giảm dinh dưỡng trong mật ong.
Không nên để mật ong trong tủ lạnh vì sẽ làm kết tủa đường làm giảm dinh dưỡng trong mật ong.

 Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm
Không nên cho quá nhiều muối và các loại gia vị  vào món ăn của trẻ nó sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá yếu ớt.

– Không nên nấu rau củ quả quá lâu vì nó sẽ phá huỷ đi hàm lượng dinh dưỡng trong món ăn

– Thức ăn thừa của trẻ nên bỏ đi và không được dùng tiếp cho lần sau

– Tuyệt đối không để trẻ uống nước ngọt có ga vì nó sẽ phá huỷ men răng và không tốt cho hệ xương của trẻ. Chỉ nên dùng nước lọc hoặc nước ép hoa quả.

– Các mẹ không nên cho quá nhiều muối và các loại gia vị  vào món ăn của trẻ nó sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá yếu ớt.

– Khi cho trẻ dùng một thực phẩm mới nên theo dõi phản ứng dị ứng của trẻ và dùng với hàm lượng nhỏ ban đầu tới khi bé quen thì mới dùng thực phẩm khác.

Kết luận

Trên đây là những lưu ý khi bảo quản đồ ăn dặm cho trẻDiễn đàn Mẹ và Bé đã chia sẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích rất nhiều cho các mẹ để chú ý hơn trong việc bảo quản đồ ăn dặm cho trẻ luôn đảm bảo dinh dưỡng. Chúc các bạn thành công !

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Mình là người sáng lập và là chủ sở hữu của trang Diễn Đàn Mẹ và Bé. Mình lập trang này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm sống, nuôi dạy bé, làm đẹp, trang điểm...

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim