Đau nhức và tê chân tay không còn là hiện tượng xa lạ, tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, thường bắt gặp nhiều ở người già và những người có tính chất công việc ngồi lâu. Vậy nguyên nhân nào gây đau nhức và tê tay chân? Cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để rõ nhé!
Nguyên nhân gây đau nhức và tê tay chân là gì?
Đau nhức và tê tay chân là một triệu chứng phổ biến, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà mức độ nguy hiểm của bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của con người. Một số nguyên nhân thường gặp gây đau nhức và tê tay chân như:
Thói quen sinh hoạt không hợp lý
Những người có thói quen ngồi hoặc đứng quá lâu, ít vận động, đặc biệt là nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, thu ngân,...khiến cho các cơ và khớp xương căng cứng, mệt mỏi, dẫn đến tăng nguy cơ mắc đau nhức và tê chân tay.
Ngủ sai tư thế, đè và gác gối lên những điểm của cơ và chèn ép mạch máu khiến máu khó lưu thông đến các bộ phận khác và, dây thần kinh không được cung cấp đủ oxy gây tê tay chân và đau nhức.
Thay đổi thời tiết
Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau nhức và tê tay chân. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi chuyển lạnh sẽ làm cho các cơn đau nhức, tê bì chân tay trở nên trầm trọng.
Nguyên nhân bệnh lý
Đau nhức và tê tay chân đều là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đái tháo đường, tim mạch, viêm khớp,...
Triệu chứng đau nhức tê tay chân
- Người bệnh bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau nhức xương khớp, sau đó, tê đầu ngón tay với cảm giác như bị kim châm, kiến bò, mất cảm giác, tê buồn và chuột rút,...khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
- Về sau, cảm giác tê buồn mạnh hơn, thường không ở vị trí cố định mà chạy lan từ cánh tay đến bàn tay, cẳng chân đến ngón chân. Thậm chí đau ở vùng thắt lưng và những nơi tập trung nhiều dây thần kinh.
Điều trị đau nhức và tê tay chân bằng cách nào?
Để điều trị đau nhức và tê tay chân hiệu quả, trước tiên người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Nếu do bệnh lý về đái tháo đường thì người bệnh cần kiểm soát lượng đường huyết thật tốt, giảm đường, bột, tránh các tổn thương ở những nơi bị tê bì, tránh để bị thương gây nhiễm trùng.
- Nếu do các bệnh lý về xương khớp thì cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa điều trị dứt điểm căn bệnh này.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao để tăng lượng máu nuôi dưỡng đến các cơ và các chi.
Làm cách nào để phòng ngừa đau nhức và tê tay chân?
Ngay từ bây giờ, mỗi người nên chủ động xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý để phòng tránh đau nhức và tê tay chân.
- Không ngồi quá lâu, đứng nhiều, sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lý, vận động sau mỗi giờ đồng hồ để thư giãn các khớp.
- Mỗi ngày nên dành 30 phút để vận động thể dục thể thao bằng các bài tập yoga, bơi lội, đi bộ,...
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, omega - 3, trứng sữa,...
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân cũng như cách phòng tránh đau nhức và tê tay chân. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi qua hotline (028) 6670 9555 hoặc truy cập website: https://yhoccotruyenandong.vn/ để được tư vấn và hỗ trợ.View more the latest threads:
- Bé sơ sinh dùng khăn ướt diệt khuẩn NUK...
- Cá ngần sông Đà làm món gì ngon?
- REVIEW thuốc xịt mũi Sterimar Baby 50ml:...
- Phá thai 2 lần có ảnh hưởng gì không
- Kinh nghiệm lần đầu cho con dùng tã hữu cơ
- Nguyên nhân tê tay chân ở trẻ em là gì?
- Đau nhức và tê chân tay - Nguyên nhân và...
- Xin tư vấn về kem chàm sữa Kutieskin cho bé...
- Xin REVIEW sữa KID ESSENTIALS với các MOM ơi
- Xin chút review sữa Kid Essentials