Vai trò của axit folic trong thai kỳ
Axit folic là một vi chất thuộc Vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B9. Axit folic có nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể sống như tham gia vào việc sản xuất các tế bào hồng cầu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu, tham gia vào cấu tạo, chức năng và sửa chữa DNA, bản đồ di truyền của cơ thể. Chính vì vậy, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bà bầu trong đó có axit folic không chỉ giúp ích cho thai nhi mà còn giúp nâng cao sức khỏe cho chính cơ thể người mẹ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung acid folic ngay trước khi mang thai 1 tháng và trong suốt thai kỳ sẽ giúp cho mẹ bầu tránh được nguy cơ tổn thương ống thần kinh ở thai nhi khoảng từ 50-70%. Dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các bệnh lý trầm trọng khi đứa trẻ ra đời như tình trạng nứt đốt sống, thiếu não, một dạng tổn thương cột sống bẩm sinh và não bộ. Trung bình, mỗi năm có khoảng 300,000 trường hợp thai nhi bị dị tật ống thần kinh được phát hiện.
Việc bổ sung đầy đủ acid folic còn có thể giúp làm giảm nguy cơ tiền sản giật, một bệnh lý phức tạp có thể ảnh hưởng nặng nề tới cả sức khỏe của bà mẹ và em bé trước sinh. Ngoài ra, nếu bị thiếu axit folic trong khi mang thai thì các mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu hồng cầu dẫn đến sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai… Đặc biệt, những thai phụ đang trong giai đoạn điều trị bệnh động kinh grain sốt rét thì càng cần phải được bổ sung vi chất này vì các loại thuốc dùng kèm có thể gây thiếu hụt axit folic.
Bổ sung axit folic cho mẹ bầu bao nhiêu là đủ?
Để có một thai kỳ đủ chất, mỗi ngày chị em cần uống một viên vitamin có chứa từ 400- 600 microgam axit folic. Đa phần các bà bầu không cần nhiều hơn 1000 microgam axit folic mỗi ngày. Nhưng đối với những phụ nữ đã từng trải qua một thai kỳ bị ảnh hưởng bởi dị tật ống thần kinh hoặc bị bệnh hồng cầu liềm thì có thể cần lượng axit folic nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể bổ sung acid folic từ một số loại trái cây và rau củ như đậu lăng, đậu pinto, đậu đen, rau bina và rau diếp, măng tây; bông cải xanh; đậu phộng, trái cây có múi như cam và bưởi; nước cam tự nhiên, cà chua, bơ, bánh mỳ, ngũ cốc. Trong gan và nội tạng động vật cũng giàu axit folic nhưng mẹ bầu chỉ nên ăn mỗi tuần 1 lần để tránh tình trạng thừa axit folic.
Mặc dù rất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu dùng quá liều, axit folic có thể gây tăng sinh tế bào và dẫn đến thoái hóa tủy sống bán cấp. Đối với những người có khối u, axit folic cũng làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Thừa axit folic còn có thể gây ra chứng ngứa, nổi ban, mề đay và rối loạn tiêu hóa. Để khắc phục tình trạng dư thừa axit folic , bạn chỉ cần uống thật nhiều nước để lượng axit dư thừa được thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu.
Để thuốc được hấp thu tốt nhất, mẹ bầu nên uống bổ sung vào thời điểm giữa hai bữa ăn. Sự góp mặt của vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt, do đó, có thể uống kết hợp viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc các loại nước trái cây. Tránh uống với nước trà, cà phê hay rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu của thuốc.
Khi bổ sung viên sắt – axit folic, nhiều mẹ bầu thường hay gặp tình trạng bị táo bón, vì vậy, nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng thói quen uống đủ nước chính là bí quyết để các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.View more the latest threads:
- Những điều cần biết khi bổ sung sắt cho mẹ...
- Đồ ăn vặt cho bà bầu theo từng giai đoạn...
- Cắt bao quy đầu ở đâu Thanh Hóa? Hết bao...
- Mẹ nào đã làm sàng lọc NIPT ở bệnh viện phụ...
- Tuyển nhân viên quản lý đơn hàng - Công Ty...
- Tuyển dụng nhân viên hành chính văn phòng -...
- Việc làm lao động phổ thông - CÔNG TY TNHH...
- Việc làm kế toán tổng hợp - Công Ty CPDV XD...
- Tuyển dụng nhân viên văn thư - Công Ty CP...
- Tuyển nhân viên hỗ trợ văn phòng - Công ty...