Từ đầu tháng 5, tháng 6 tới nay, nhiều bệnh viện ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tiếp nhận nhiều bệnh án liên quan tới côn trùng cắn, đặc biệt ở những khu vùng cao, vùng quê, nhưng cũng không ngoại trừ các thành phố lớn: Hà Nội, TP. HCM…Hầu hết mọi người nhập viện trong tình trạng sốt kéo dài, mệt mỏi, vàng da, có người còn không biết mình bị côn trùng cắn. Nhiều trường hợp suy gan, suy thận, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng vì nọc độc của côn trùng mà không được xử lý kịp thời.
Làm gì khi bị côn trùng cắn
Trường hợp nhẹ: Dùng vật có mép thẳng như dao cạo sạch ngòi độc, rửa vết côn trùng cắn bằng xà phòng diệt khuẩn, không nên dùng tay cố gắng kéo ngòi ra.
Chườm đá lạnh để giảm đau, bôi thuốc trị côn trùng cắn Chicco để giảm triệu chứng sưng tấy, mẩn đỏ.
Trường hợp nặng: nếu bạn có triệu chứng khó thở, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, ngất, tim đập nhanh...cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được điều trị kịp thời tránh hậu quả đáng tiếc.
Tránh xa côn trùng
Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, dọn dẹp không gian trong lành, thoáng đãng, phá bỏ những đống rác, bồn nước không dùng tới…
Thấy tổ của côn trùng, trước khi chưa có biện pháp diệt trừ thì nên tránh xa. Nếu có làm việc tại những nơi nhiều cây cối, ao hồ nên có biện pháp bảo vệ như mặc quần áo dài, đi ủng, đeo khẩu trang hay đội mũ, đeo găng tay…View more the latest threads:
- sau khi quan hệ bao lâu mới biết có thai
- Chi phí chữa bệnh khí hư bất thường 2021
- Đi tiểu buốt ra máu ở nữ giới là bệnh gì?
- Tiêm phòng ung thư CTC cho con ở bệnh viện...
- Bé 8 tháng tuổi tiêm phòng cúm mùa được...
- Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trong lĩnh...
- tìm kím thầy dạy luyện thi IETLS ở tân...
- 11 tại vì lựa chọn coffee nguyên chất ...
- bán coffee rang mộc ở đâu khu nào ở...
- Lưu ý khi tiêm vắc xin sởi – quai bị –...