Nói đến sầu riêng người ta nghĩ tới ngay loại quả có nhiều gai góc với mùi vị đặc trưng, mà không ai cũng có thể thưởng thức. Được xem là “vua của các loại trái cây” ở Đông Nam Á và tại Việt Nam sầu riêng ngon nhất phải kể đến sầu riêng Bến Tre, các tỉnh miền Tây và Tây Nguyên…
Tuy có vùi vị rất nặng cho nên một số khách sạn, máy bay và xe buýt cấm không cho mang theo sầu riêng. Tuy nhiên loại quả đặc sản này vẫn được nhiều người ưa chuộng và phổ biến rộng rãi ra các nước châu âu.
1. Tìm hiểu về giống sầu riêng ruột đỏ

Bất cứ ai đã một lần thưởng thức trái sầu riêng chắc hẳn sẽ không quên được cái hương vị đặc biệt, phần cơm sầu riêng mềm và có vị ngọt hấp dẫn khiến người thưởng thức phải ngất ngây.

Nhiều người đãn từng ăn trái sầu riêng đều khẳng định rằng phần cơm của nó đều có màu vàng. Tuy nhiên, trong thời gian mới đây người ta đã khám phá ra màu vàng không còn là đặc trưng và duy nhất của ruột trái sầu riêng. Bởi vì, ngoài các giống sầu riêng cơm vàng hay cơm vàng hạt lép chúng ta vẫn thường ăn, còn có một giống sầu riêng khác có phần cơm màu đỏ rất đặc biệt.

Sầu riêng ruột đỏ còn được gọi với cái tên là Sukang hay Tabelak (với tên khoa học là Durio gravolens), chúng còn được người dân ở đây gọi là sầu riêng rừng bởi vì nó sinh trưởng hoang dã trong những khu rừng ở Sabah – Miền đông Malaysia.

Cũng giống như các giống sầu riêng khác, sầu riêng ruột đỏ có mùi gần giống như những loại sầu riêng ruột vàng thông thường. Tuy nhiên, giống sầu riêng này có đôi chút khác biệt là ở phần cơm màu đỏ đậm như trái gấc, có hạt giống như hạt mít, phần cơm mỏng và khô hơn giống sầu riêng ruột vàng quen thuộc. Khi ăn vào sẽ có vi ngọt ngọt chua chua rất hấp dẫn.

Hiện nay, có một số người dân đã nhập loại cây sầu riêng ruột đỏ về trồng thử tại nước ta. Tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Nhưng trong thời gian tới đây, hi vọng rằng giống sầu riêng ruột đỏ này sẽ trở thành một loại cây trồng quý, trở thành đặc sản nổi tiếng và được nhiều người lựa chọn.