Lễ mừng thọ của người Tày là gì – Sự khác biệt với người Kinh

Người Tày có khá nhiều phong tục tập quán khác biệt với người Kinh, tuy nhiên đôi lúc chính những sự khác biệt đó lại tạo được nét đặc sắc riêng hấp dẫn khách du lịch tới tham quan và tìm hiểu, trong đó có lễ mừng thọ của người Tày. Vậy hãy cùng Diễn đàn Mẹ và Bé đi tìm hiểu Lễ mừng thọ của người Tày là gì và sự khác biệt với người Kinh ra sao nhé.

1. Lễ mừng thọ của người Tày là gì?

Cũng thể hiện ý nghĩa giống nhau, người Tày cũng làm lễ mừng thọ nhằm thể hiện lòng hiếu thảo, sự kính trọng của mình và cầu cho bố mẹ, ông bà luôn khỏe mạnh.
Với nền văn hóa mang bản sắc đặc trưng của mình thì nền văn hóa người Tày vẫn được bảo tồn đến ngày nay.
Theo phong tục của người Tày thì khi bố mẹ, ông bà tới 70 tuổi trở lên sẽ được con cái tổ chức lễ mừng thọ để thể hiện lòng hiếu thảo, mong bố mẹ khỏe mạnh.
Lễ mừng thọ của người Tày mang ý nghĩa tỏ lòng kính trọng các bậc cha mẹ trong gia đình
Lễ mừng thọ của người Tày mang ý nghĩa tỏ lòng hiếu thảo, kính trọng với các bậc cha mẹ trong gia đình

2. Nghi thức tổ chức lễ mừng thọ của người Tày

Theo như văn hóa của người Tày thì lễ mừng thọ được tổ chức rất lớn. Thường là diễn ra từ đêm hôm trước tới sáng hôm sau.

Chuẩn bị vật dụng cho buổi Lễ

– Với nhiều nghi lễ khác nhau, người trong gia đình khi chuẩn bị nghi lễ phải có 3 mâm cúng ở chân bàn thờ:
Một mâm mặn cúng tổ tiên,
Một mâm chay dành cho bà mụ sinh
Một mâm dành cho hành kiến, hành binh
Cùng với đó, một bàn thờ thánh sẽ được đặt ngay cạnh nơi bà Then làm lễ cúng.
Lễ mừng thọ của người tày
Lễ mừng thọ của người Tày có rất nhiều điểm thú vị
– Nghi lễ cúng mừng thọ của người Tày cũng nhất định phải có một chiếc lẩu váng để tượng trưng cho kho lương của người cao tuổi được mừng thọ. Đây là một khối hình lăng trụ bên ngoài được dán giấy hồng, một chiếc thang nhỏ được cắt từ miếng bìa cứng bằng giấy có 7 bậc thang nếu là đàn ông, 9 bậc thang nếu là đàn bà tượng trưng cho cây cầu mện.
Một cây chuối còn cả gốc rễ được treo tiền vàng tượng trưng cho cây mệnh của người được mừng thọ, một chiếc ô để che mưa nắng và nhiều hình nhân.
– Đặc biệt hơn là trong nghi lễ còn cần có một chiếc áo của người mừng thọ dùng để đón vía, ở mỗi chặng đường thì bà Then đều phải cúng vía để xin thêm vía con cháu cho người được mừng thọ trong buổi lễ.
Bà Then cũng được xem như một trong những nhân vật quan trọng hàng đầu để có thể tổ chức buổi lễ mừng thọ thành công.

Những thứ khác cần chuẩn bị cho buổi lễ

Ngoài việc cúng lễ thì người Tày cũng phải làm nhiều loại bánh để cúng, đặc biệt là bánh truyền thống của người Tày được làm bằng gạo nếp có phẩm màu hoặc những loại cây lọc lấy nước có màu đỏ hoặc hồng.
Trong nghi lễ mừng thọ còn có một  điều quan trọng nữa chính là người con rể của người được mừng thọ cần phải tự tay quay một con lợn mang xuống làm lễ mừng thọ cho bố mẹ vợ của mình. Phải cúng lễ và mang chuối đi trồng sau buổi cúng lễ, việc chăm sóc cây chuối đó về sau sẽ là nhiệm vụ của người con trai cả.
Điều này còn mang ý nghĩa rất lớn chính là con gái con rể chỉ có tới thăm bố mẹ thôi, còn trực tiếp chăm sóc phụng dưỡng bố mẹ là nhiệm vụ của con trai.
Bên cạnh đó thì họ hàng và con cháu cũng cần tự chuẩn bị một nắm gạo nhỏ để đổ vào chiếc thúng sau khi hành lễ xong, theo tập tục của người Tày thì cần trải một tấm vải đen lên thúng gạo này để làm cầu nối giữa hạ giới và thiên đình, vì thế nên cần đặt đũa hình tứ chi cùng với vàng mã để cầu điềm lành.
Sau khi thực hiện nghi lễ xong thì mọi người mới ăn uống vui vẻ, con rể sẽ có nhiệm vụ tượng trưng cho tín sứ trên thiên đình xuống nhận lễ.

Kết luận

Trên đây là thông tin về lễ mừng thọ của người Tày Diễn đàn Mẹ và Bé đã chia sẻ. Tuy có sự khác lạ với người Kinh nhưng vẫn giữ được nét văn hóa dân tộc vùng miền như kính trọng với bề trên và tình làng nghĩa xóm.
Chúc các bạn có sức khỏe tốt !

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Mình là người sáng lập và là chủ sở hữu của trang Diễn Đàn Mẹ và Bé. Mình lập trang này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm sống, nuôi dạy bé, làm đẹp, trang điểm...

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim