Thêm 3 di tích khảo cổ Việt Nam được công nhận và cần được bảo tồn

Mỗi một di tích lịch sử, di tích khảo cổ đều có giá trị quan trọng trong nền du lịch quốc gia, vừa qua  03 di tích tại Khánh Hòa, Sơn La và Thừa thiên Huế cũng đã được chính thức công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia. Hãy cùng Diễn đàn Mẹ và Bé đi khám phá 3 di tích khảo cổ Việt Nam cần được bảo tồn nhé

1. Những di tích nào được công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia?

Dưới đây là 3 di tích nổi tiếng được công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia:

  • Di tích Khảo cổ học tại Xã Hang Chú ,huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La có tên gọi là Bãi đá khắc cổ Khe Hổ;
Di tích khảo cổ Bãi đá khắc cổ Khe Hổ;
Di tích khảo cổ Bãi đá khắc cổ Khe Hổ;
  • Di tích Khảo cổ Địa điểm Hòa Diêm, Xã Cam Thinh Đông, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa;
 Hố khai quật di chỉ Hòa Diêm, Khánh Hòa
Hố khai quật di chỉ Hòa Diêm, Khánh Hòa
  • Di tích Khảo cổ Thành Lồi, Phường Thủy Xuân và Phường Thủy Biểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Di tích khảo cổ Thành Lỗi - Thừa thiên Huế
Di tích khảo cổ Thành Lỗi – Thừa thiên Huế

2. Tình trạng chung của 3 khu di tích

Khi phát hiện ra 3 khu di tích này thì di tích tại Hào Diêm, Khánh hòa là còn nguyên trạng nhất, những di chỉ tại đây chỉ mới được phát hiện và khai quật từ năm 1999.

Sau đó thì viện bảo tàng tại tỉnh cũng có phối hợp với viện nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam cùng với các tổ chức nước ngoài khai quật. Qua đó cho thấy di chỉ tại Hòa Diêm có niên đại từ thế kỷ V, thế kỷ VI trước công nguyên cho tới thế kỷ thứ I, II sau công nguyên.

Đây chính là một nơi vừa là cư trú vừa là nơi an táng của người dân thời tiền sử cũng như tại đây có thể hiện được hình thức mộ tang của người dân nơi đây

Di tích tiếp theo chính là di tích tại Thành lồi ở xã Thủy Xuân và Thủy Biều của thành phố Huế, đây chính là một tòa thành xây dựng trên một quả đồi uốn cong nằm trên sông Hương. Thành có dạng gần vuông, với các lũy Hướng Nam (9m; 550m; 2,3m), Tây (rộng trung bình 10m, dài 350m, cao trung bình 3,5m), Ðông (370m), và Bắc (750m).

Hiện nay các bờ lũy không còn nguyên dạng trừ lũy Phía Tây, Ðông. Kết cấu lũy thành trên cơ sở lợi dụng triệt để địa hình tự nhiên, thành được đắp bởi 2 lớp đất, kè đá và gạch vỡ, một số đoạn đắp thêm lớp đất trên mặt.

Kết luận

Trên đây là những di tích khảo cổ Việt Nam mới được khai quật thêm và được công nhận là di tích khảo cổ cấp quốc gia. Hy vọng các bạn có thêm những thông tin bổ ích về các khu di tích lịch sử để có dịp đặt chân đến thăm nhé.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe !

Giới thiệu: Minh Quỳnh

Mình là người sáng lập và là chủ sở hữu của trang Diễn Đàn Mẹ và Bé. Mình lập trang này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm sống, nuôi dạy bé, làm đẹp, trang điểm...

0 Chia Sẻ
Chia Sẻ
Chia Sẻ
Ghim